CHỈ ĐỊNH VIỆC ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA ĐỘNG KINH


Kể từ khi phát hiện tác dụng chống động kinh của bromua (1912) đã xuất hiện rất nhiều loại thuốc đặc trị cho từng loại cơn động kinh. Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị cơ bản có hiệu quả chống động kinh. Mục đích chính của điều trị là cắt cơn động kinh càng sớm càng tốt và bệnh nhân ít phải chịu tác dụng phụ do thuốc gây ra.

1. Nguyên tắc chung
- Nguyên tắc chung là chẩn đoán đúng loại cơn, chọn đúng thuốc, thăm dò liều lượng tuỳ cơ thể người bệnh.
- Thuốc dùng từ liều thấp đến liều cao, tăng dần liều lượng đến khi cắt cơn, duy trì liều có tác dụng. Đa số các bệnh nhân chỉ dùng một loại thuốc nhất định đã được hiệu quả lâm sàng. Thuốc dùng đường uống là chủ yếu.


-Thuốc phải được dùng hàng ngày, đúng và đủ liều quy định. Bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột. Không được cắt thuốc đột ngột vì dễ xảy ra trạng thái động kinh liên tục.
- Nếu đã tăng đến liều tối đa của một thuốc mà vẫn không cắt được cơn thì thay bằng thuốc khác. Hạn chế việc dùng hai hay nhiều thuốc chống động kinh cùng một lúc. Cần chú ý tương tác thuốc khi dùng phối hợp các thuốc chống động kinh.
- Cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc gây ra để khắc phục.
- Tuỳ theo từng trường hợp, ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi và giải trí thích hợp. Một chế độ điều trị toàn diện, giữ cho bệnh nhân có thời gian học tập và nghỉ ngơi ổn định. Tránh các điều kiện thuận lợi gây cơn. Bố trí công việc và nghề nghiệp hợp lý, đề phòng tránh cách tai nạn thứ phát xảy ra khi lên cơn.

2. Chỉ định điều trị nội khoa động kinh
Khó khăn nhất đối với các bác sĩ là phải quyết định khi nào thì bắt đầu điều trị. Việc quyết định điều trị nên được cân nhắc tới nguy cơ tái phát cơn hơn là nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc. Hậu quả của tái phát cơn là những chấn thương trực tiếp trong khi lên cơn, đặc biệt khi đang lái xe, tổn thương não và những hậu quả xã hội.

Nếu cơn động kinh đầu tiên nằm trong một hội chứng động kinh được xác định rõ hoặc là bằng chứng của tổn thương não, tính tái phát của cơn là gần như chắc chắn thì không cần đợi cơn thứ hai mới bắt đầu điều trị như: động kinh có nguyên nhân, hoạt động bất thường trên điện não đồ, động kinh cục bộ, tiền sử có co giật do sốt cao,…

Một số loại cơn động kinh là biểu hiện chỉ sau một số cơn. Cơn cục bộ và cơn vắng ý thức có thể được xem như là cơn tái phát vì khả năng phát hiện cơn đầu tiên rất hiếm.

Trong một số ít bệnh nhân động kinh không cần điều trị mặc dù có tái phát cơn. Động kinh lành tính trẻ em với nhọn vùng đỉnh thường tự hết trước 16 tuổi, cơn xảy ra vào ban đêm, ngắn và không có mất ý thức.

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét