CÁCH CẤP CỨU TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH CƠN LỚN Ở TRẺ


Diazepam (seduxen, faustan, valium) tiêm tĩnh mạch chậm (vì thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả), có thể tiêm bắp. Trẻ dưới 1 tuổi: 3mg, trẻ nhỏ: dưới 5mg, trẻ lớn: dưới 10mg. Thuốc cũng thải trừ nhanh, nếu cơn co giật tái phát phải tiêm lại lần thứ hai.

Nếu cần thay thuốc, hai giờ sau đó tiêm bắp phenobarbital (4-6mg/kg thể trọng), lặp lại mỗi lần 8 giờ (gardenal có hiệu quả nhưng chỉ tác dụng trên não sau 20 – 60 phút. Nếu dùng valium sau khi đã tiêm gardenal thì phải chú ý theo dõi hô hấp vì thuốc có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp). Sau 30 phút nếu co giật không thuyên giảm có thể cho lại một liều như vậy và cho uống chloralhydrat với liều trẻ dưới 1 tuổi: 0,5-1g, trẻ nhỏ: 1-2g, trẻ lớn: 2-3g.

Cách cấp cứu trạng thái động kinh
dưới góc độ chuyên môn của bác sĩ

- Chống phù não bằng truyền tĩnh mạch dung dịch mannitol hoặc furosemid, chọc sống thắt lưng lấy bớt dịch não tủy.
Nếu vẫn không cắt được cơn giật phải đặt nội khí quản.
Sau khi cơn co giật đã ngừng, có thể cho uống sau 4,6 8 giờ gardenal hoặc thuốc chống động kinh khác.

Chú ý không dùng các thuốc kích thích thần kinh trung ương đặc biệt không dùng long não (camphre) vì có thể gây co giật. Đồng thời, bài viết này cũng là mang tính chuyên môn trong việc điều trị của thầy thuốc nên không được thực hiện dưới mọi góc độ cá nhân.

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét