QUẢN LÝ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH

Cách quản lý bệnh nhân
- Quản lý sử dụng thuốc.
Thuốc động kinh phải được nhân viên y tế hoặc người nhà quản lý, để xa tầm với của trẻ em.
Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc hàng ngày theo chỉ định của thầy thuốc (đủ liều, đúng thời gian) không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc.
- Theo dõi đặc điểm các cơn, số cơn xảy ra trong từng tháng và thời điểm xảy ra cơn (ngày, giờ, cường độ và thời gian của mỗi cơn).
- Bệnh nhân không được ở và làm việc ở trên cao, gần lửa, gần sông nước, điện máy, vũ khí, các dụng cụ sắc nhọn, cưỡi ngựa.
- Cấm lái xe.
- Đề phòng tai nạn giao thông.
Cần theo dõi số lần lên cơn động kinh

Bảo đảm an toàn cho bệnh nhân và người xung quanh
Nhất là đối với các thể động kinh tâm thần – vận động, bệnh nhân phải được quản lý như một bệnh nhân tâm thần vì có thể có các hoạt động mang tính tự động trong cơn hoặc sau cơn, có thể biểu hiện đe dọa người xung quanh,…

Ở giai đoạn có trạng thái lú lẫn sau cơn động kinh, bệnh nhân có thể bất chợt có hành động hung dữ đột ngột tấn công hoặc tự hoại; thường xảy ra khi bị cản trở các hoạt động trong cơn lú lẫn sau động kinh.

Vấn đề nghĩa vụ quân sự

Bệnh động kinh là một tiêu chuẩn miễn nhập ngũ hoặc cho phục viên vĩnh viễn. Môi trường quân đội với hoàn cảnh sống, công tác thường xuyên căng thẳng và nặng nhọc, rất nguy hiểm cho bệnh nhân động kinh và người xung quanh chỉ có thể chấp nhận tuyển quân những người đã cắt cơn từ ba năm không dùng thuốc và EEG bình thường.

Tham khảo các bài viết khác:

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét