SINH LÝ CƠN CO GIẬT Ở TRẺ SƠ SINH

Co giật ở trẻ sơ sinh là kết quả của một tổn thương não khu trú hoặc lan tỏa.

- Rối loạn điện giải đồ máu làm tăng tính kích thích của tế bào thần kinh: Hạ hoặc tăng natri máu, hạ đường máu, hạ calci máu… Sữa mẹ chứa ít calci, vì vậy nếu trẻ chỉ ăn sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị co giật do thiếu calci. Thường hạ calci đi kèm hạ magne máu.
- Thiếu vitamin B6.
- Các dị tật bẩm sinh vỏ não.
- Xuất huyết nội sọ.
- Hai hội chứng động kinh có tính chất di truyền:
+ Động kinh có tính chất gia đình lành tính liên quan đến nhiễm sắc thể số 20 hoặc số 8.
+ Hội chứng động kinh lành tính ngày thứ 5.
- Co giật do rối loạn chuyển hóa acid amin: Trẻ bình thường sau sinh, nhưng tình trạng trẻ xấu đi sau khi cho trẻ ăn từ 1 đến 3 ngày. Xuất hiện nôn, co giật, ý thức kém dần rồi hôn mê. Hỏi tiền sử gia đình có thể phát hiện gia đình đã có trẻ mất trong tình trạng tương tự. Xét nghiệm máu có tăng ammoniac máu, tăng acid hữu cơ niệu.
- Đẻ ngạt gây thiếu oxy – thiếu máu não là nguyên nhân quan trọng dẫn đến động kinh ở trẻ sơ sinh. Thiếu oxy – thiếu máu não do đẻ ngạt gây bệnh não thiếu oxy – thiếu máu não. Tổn thương não ở đây là một trong những tổn thương nặng nhất và kéo dài suốt cuộc đời của trẻ. Nó để lại hậu quả nghiêm trọng  là tình trạng chậm phát triển vận động tinh thần – bại não, động kinh.
Trẻ sơ sinh
Cơ chế bệnh sinh trong bệnh não do thiếu oxy – thiếu máu:

- Khi tế bào não bị thiếu oxy sẽ tăng nhu cầu cung cấp năng lượng, tăng chuyển hóa làm nồng độ đường máu giảm nhanh. Suy chức năng gan do thiếu oxy đồng thời làm giảm dự trữ glycogen, giảm khả năng phân hủy glycogen thành glucose dẫn đến hạ đường máu.
- Một mặt khác, tổn thương thiếu oxy não gây rối loạn bài tiết hormone ADH làm giảm nồng độ natri máu.
- Thiếu oxy khiến màng tế bào tăng tính thẩm thấu đối với ion calci, làm tăng calci nội bào, giảm calci máu.
- Thiếu oxy gây suy thận dẫn đến giảm khả năng hấp thu muối, tăng kali máu, rối loạn nước và điện giải.

Nghiên cứu của Sophie Berglund và cộng sự cho thấy tỉ lệ co giật do bệnh não thiếu oxy – thiếu máu trong thời kỳ sơ sinh lên đến 94%.
Dự án hợp tác chu sinh quốc gia tại Mỹ đưa ra mối liên quan giữa thời gian khởi phát co giật tỉ lệ tử vong và mối liên quan giữa khoảng thời gian kéo dài co giật với di chứng thần kinh như bại não, động kinh. Số trẻ mắc bệnh thiếu oxy – thiếu máu não bị co giật trong 12-24 giờ đầu có tỉ lệ tử vong cao hơn so với số trẻ co giật khởi phát sau 72 giờ. Nếu co giật trên 3 ngày thì tỉ lệ bại não là 46% và động kinh là 40%. Nghiên cứu của bác sĩ Đỗ Thị Hạnh, thực hiện tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương trên 39 trẻ sơ sinh co giật do bệnh não thiếu oxy – thiếu máu não cho kết quả: Co giật trong 24 giờ đầu chiếm tỉ lệ 69,2%, từ ngày thứ hai chiếm 23,1%, từ ngày thứ 3 trở đi co giật chiếm 7,7%.
Bác sĩ thần kinh qua điều trị nhiều bệnh nhân bị động kinh có tiền sử ngạt nặng lúc đẻ nhận thấy rằng, việc điều trị chống co giật là không có kết quả.

Vì vậy mong muốn cấp bách của các bác sĩ thần kinh nhi là nâng cao kỹ năng cấp cứu sơ sinh đối với bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh.



About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét