XỬ LÝ ĐÚNG CÁCH KHI TRẺ BỊ SỐT CAO CO GIẬT

Sốt co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, dấu hiệu co giật chiếm tỷ lệ khoảng 5%. Khi trẻ bị sốt co giật thường làm cho các bậc cha mẹ lo lắng và lúng túng. Vậy làm thế nào để xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật và có các loại thuốc nào ngăn ngừa triệu chứng này?

Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể > 38oC (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virut nhưng không có tổn thương ở não cũng như không có rối loạn chuyển hoá và ở trẻ chưa từng có cơn co giật không kèm theo sốt bao giờ. Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này. Tuy nhiên, bệnh nhi cần được sự quan tâm của gia đình và đưa đi khám bệnh để được điều trị đúng, tránh những sơ suất đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ.


Cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh. Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt.

Cách xử lý:

Bạn hãy bình tĩnh và đừng nên hốt hoảng vì đa số các cơn co giật chỉ kéo dài dưới 5 phút và hiếm khi gây hại đến sức khỏe của trẻ. Cũng không nhất thiết phải mang trẻ đến bệnh viện ngay mà hãy dành thời gian để thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau đây.

Ghi nhớ thời gian bắt đầu cơn co giật để xác định chính xác khoảng thời gian cơn co giật. Ðây là điều quan trọng trong việc đánh giá độ nặng của sốt cao co giật.

Tránh gây tổn thương cho trẻ khi co giật: Cất tất cả các vật cứng, nhọn ở xung quanh trẻ và đặt trẻ nằm ở nơi thăng bằng, rộng rãi (Ví dụ dưới sàn nhà). Cần chắc chắn trẻ sẽ không bị ngã khỏi giường, nhưng cũng không được cố giữ chặt trẻ.

Bảo vệ đường thở: Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt (tránh nghẹt đàm dãi). Khi có thể, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ lấy hết mọi thứ trong miệng trẻ như núm vú cao su, đàm nhớt, chất nôn ói. Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống gì trong lúc bị co giật.

Trước đây chúng ta thường đặt 1 que cứng vào miệng trẻ khi đang bị co giật để ngăn không cho trẻ cắn vào lưỡi hay môi của mình. Hiện nay điều này không được thực hiện nữa vì có thể gây chấn thương lâu dài cho răng của trẻ. Cũng đừng quá lo lắng khi thấy trẻ nghiến răng hay cắn phải môi hay lưỡi.

Hạ sốt càng nhanh càng tốt vì sẽ làm rút ngắn cơn co giật: Cởi bỏ quần áo (bao gồm cả tã lót), lau mát toàn thân bằng nước bình thường (tốt nhất là nước ấm) để làm mát nhanh cho trẻ. Lau mát 2 giờ 1 lần, mỗi lần không quá 30 phút. Sau khi ngưng lau mát 10 phút mới đo lại nhiệt độ cho trẻ. Ðắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn. Chấm dứt lau mát khi nhiệt độ hậu môn thấp hơn hay bằng 38,5 độ C.

Alcool, rượu hay nước đá tuy làm giảm nhiệt độ ở da nhanh hơn nhưng ít mang lại ích lợi vì hiện tượng co mạch ngoại vi (do dùng những chất này ở ngoài da) sẽ gây trở ngại cho sự mất nhiệt, ngoài ra còn làm tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là ở trẻ sơ sinh, vì vậy cần tránh.


Dùng thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn để tránh ảnh hưởng đường thở trong trường hợp co giật khi sốt có sốt cao hơn 38,50C. Thuốc hạ sốt thường được chọn là Paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng/lần, có thể dùng thuốc nhét hậu môn 3-4 lần/ngày (những gia đình có trẻ dưới 6 tuổi nên có thuốc thường xuyên trong tủ lạnh). Khi cơn co giật kéo dài từ 5 phút trở lên thì phải dùng 1 thuốc chống co giật (bơm thuốc Diazepam trực tiếp vào trực tràng).

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh:

Nên dùng các biện pháp hạ sốt như trên hay uống (hoặc nhét hậu môn) thuốc hạ sốt sớm ngay từ lúc khởi phát các bệnh có gây sốt ở những trẻ có tiền sử bị co giật khi sốt, hoặc trong gia đình đã có những trẻ khác bị sốt cao co giật hay bố mẹ có tiền sử lúc nhỏ bị sốt cao co giật.

Ðiều quan trọng hơn cả là các phụ huynh không nên quá hoảng sợ, ngược lại phải tỉnh táo để có cảnh xử trí thích hợp. Nếu thực hiện tốt các hướng dẫn trị liệu trên sẽ giúp con bạn tránh khỏi những nguy hiểm lâu dài.

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

10 nhận xét:

  1. Bảo Bảo20.6.16

    Bài viết nêu ra khá chi tiết những bước giúp giảm thiểu được tình trạng trẻ bị sốt cao co giật. Có được thông tin này sẽ làm giảm được hiện tượng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    Trả lờiXóa
  2. Huỳnh Như27.7.16

    Hôm nọ cháu nhà mình 5 tuổi bị sốt, chân tay cháu cứ run rẩy. May là đi khám bs chỉ bảo sốt cao thôi nên mình cũng đỡ lo hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Ngọc Tâm3.8.16

    Ai mà có con cái bị thế này thì đau lòng thật.:(

    Trả lờiXóa
  4. Thảo Trinh2.9.16

    Mong sao các con bị biểu hiện như vậy sẽ sớm lành bệnh.

    Trả lờiXóa
  5. Dân Vạn24.9.16

    chào bác sĩ Thắng, em nghe nói bác sĩ chữa bệnh động kinh có thể khõi hẵn...bé nhà em 6 tuổi bị bệnh này cũng được 3 tháng nay, tìm hiểu và đã chạy chữa mấy nơi nhưng chưa đỡ, gia đình em đang hoang mag và lo lắng cho bé nhưng không biết làm cách nào,bác sĩ cho e hõi giờ phải chữa trị cho bé nhà em như thế nào..nếu điều trị được thì bác sĩ có thễ gữi thuốc ngay cho e được ko ạ...tại vì e thấy giờ tình trạng của bé nhà em đang xấu đi.. mong bác sĩ giúp e ạ

    Trả lờiXóa
  6. Thưa bs con em được 18 tháng 1 năm nay cháu sốt co giật 5 lần. Đi khám bs bảo có sóng động kinh trong người. Bs cho e hỏi con e có thể chữa khỏi được ko ạ và chữa thì bằng cách nào ạ.
    Cảm ơn bác sĩ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khánh Minh28.3.17

      Bạn đã cho bé dùng thuốc gì chưa Huong Pham?

      Xóa
  7. Thành Vận15.8.17

    toi cung da tung bi benh dong kinh, cam giac cua toi luc bi that met moi và dau don lam sao. Benh rat kho chiu nhat la luc len con vao buoi dem, nen khuyen moi nguoi nen kieng khem giu gin can than, co phuogn an dieu tri cho tot nhe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường Nguyễn28.2.18

      may mà biết đc chia sẻ của bạn sớm, ko thì con mình cũng nguy kịch mất. con mình hay bị lúc nửa đêm và hiện tại bệnh tình cũng đã đỡ do dùng một bài thuốc nam ở hà nội, ngoài ra mình cũng đang thiết lập chế độ kiêng khem cho con để con đỡ tránh bị lại. Bản thân con mình thì hay bia rượu nhiều nên hệ thần kinh bị suy giảm.

      Xóa
  8. Chân Chân16.6.20

    Cho mình hỏi chi phí đo điện não đồ từ tối tới sáng nguyên đêm có đắt không ạ, tài vì sáng thức dậy mình mệt mỏi vô cùng phải ngủ bù vào trưa, mình thật sự không biết lúc ngủ có vấn đề gì không, vì sáng ra mệt khủng khiếp

    [HELP ME, HELP ME, HELP ME]

    Trả lờiXóa