Nhiễm khuẩn
- Viêm màng não do vi khuẩn (vi khuẩn sinh mủ,
trực khuẩn lao, xoắn khuẩn giang mai, nấm).
- Viêm não hoặc viêm não – màng não do virus
hoặc nấm là nguyên nhân chính gây động kinh ở trẻ em. Nhiều trường hợp động
kinh là triệu chứng khởi phát.
- Áp xe não: 26% có động kinh (Bonhal), nhiều
trường hợp động kinh là triệu chứng khởi đầu, có thể là động kinh cục bộ hoặc
động kinh toàn bộ.
- Bệnh ấu trùng sán lợn não.
Bệnh ấu trùng sán lợn não gây động kinh. Động
kinh do ấu trùng sán lợn não, chiếm khoảng 2% trường hợp động kinh triệu chứng.
Theo F.George là 55%, Ngô Đăng Thục là 54% bệnh ấu trùng sán lợn não gây động
kinh. Quá trình tiến triển tự nhiên của ấu trùng sán lợn trong tổ chức não trái
qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn nang.
+ Giai đoạn nang keo.
+ Giai đoạn nốt vôi.
- Nhiễm HIV: có thể biểu hiện bằng các cơn động
kinh.
Bệnh lý mạch máu não
Động kinh do bệnh lý mạch máu não chiếm
10-15% động kinh ở người lớn, 25-30%
động kinh ở người trên 60 tuổi. Di chứng tai biến mạch máu não tạo nên các sẹo
gây động kinh ở võ nảo là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của động
kinh ở người già.
- Thiếu máu não cục bộ đôi khi khởi đầu bằng cơn
động kinh cục bộ đơn thuần (cơn “tiền triệu”).
- Cơn động kinh xảy ra khi tai biến mạch máu
não: khối máu tụ trong não thường gây động kinh
(khoảng 10% các trường hợp) hơn là thiếu máu não cục bộ (5% các trường
hợp).
- Trong tai biến mạch máu não, các cơn động kinh
nhất là các cơn cục bộ tiến triển đến trạng thái động kinh.
- Dị dạng mạch máu não gây động kinh
+ Khoảng 50% dị dạng mạch máu não có động kinh.
+ Phình động – tĩnh mạch rất hay gây động kinh.
Trái lại túi phình động mạch rất ít gây động kinh. Phình động mạch nhỏ gây động
kinh vào thời điểm bị vỡ.
- Tác động mạch cảnh đoạn ngoài sọ rất hay gây
động kinh.
- Bệnh não tăng huyết áp gây động kinh: các cơn
trong lupus ban đỏ rải rác, cơn biến chứng của nhiễm độc thai nghén (cơn sản
giật).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét