Tỷ lệ người kháng thuốc ở Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng 20-35%, cao hơn nhiều so với thời gian trước. Hậu quả là dù tích cực điều trị, bệnh nhân vẫn không làm việc và sinh hoạt bình thường được. Thông tin trên được đưa ra ngày 2/10 trong hội thảo về động kinh do Hội Thần kinh học tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Lê Văn Nam, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, có 4 nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng kháng thuốc:
– Sai lầm trong chẩn đoán: Điều quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh là phải chứng kiến cơn; nhưng thầy thuốc ít khi được chứng kiến trực tiếp mà chỉ theo lời kể của người nhà bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, lời khai này không chính xác. Hơn nữa, cơn động kinh rất dễ bị nhầm với cơn co giật Hysterie.
Bệnh nhân động kinh bị kháng thuốc |
– Không tuân thủ điều trị: Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nhưng tự ý giảm liều hay ngừng vì lười uống thuốc, sợ độc tính, thuốc khó mua hay quá đắt. Đây là tình trạng rất thường gặp.
– Tác động của môi trường sống: Công việc lao động quá cực nhọc, mất ngủ, lạm dụng rượu, ăn uống không đúng bữa…
– Có bệnh lý não bộ: Với các bệnh nhân bị động kinh do bệnh lý ở thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh có hiệu quả trong giai đoạn đầu rồi giảm dần theo thời gian, trong khi bệnh lý lại tăng.
Việc khắc phục tình trạng động kinh kháng thuốc rất khó khăn, cần nhiều thời gian, tiền bạc và sự kiên nhẫn của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh động kinh có thể lên đến 120/100.000 dân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét