THỰC NGHIỆM GÂY CƠN ĐỘNG KINH


Áp penicillin vào một khu vực ở vỏ não để tạo nên một ổ động kinh, sau thời gian ngắn sẽ xuất hiện cơn động kinh toàn bộ do sự phóng điện kịch phát ở vỏ não. Tác dụng của penicillin chỉ kéo dài trong vài giờ. Dùng phương pháp tiêm penicillin cũng có thể gây động kinh toàn thể giống “cơn não trung tâm”.

Cơ chế gây cơn động kinh bằng penicillin hình như dựa trên cơ sở của sự “mắc nối điện” do phản ứng (couplement parreaction) qua các nhánh bên quặt ngược của các tế bào tháp với neuron trung gian.

Penicillin làm tăng kích thích neuron qua sự tác động vào hệ Na – K – ATPase của màng tế bào tạo điều kiện thuận lợi cho sự giải phóng các chất trung gian hoá học ở synap có chức năng kìm hãm các quá trình ức chế, đặc biệt là các quá trình ức chế hồi quy (recurrent inhibition) ở võ não. Penicillin có thể là đối kháng, GABA (gamma – aminobyturic acid) vì thấy dung lượng GABA ở ổ penicillin bị giảm.

Zuclkermann và Glaser (1968) đã gây được cơn ở hồi hải mã của mèo bằng cách tiêm một loại dịch có nồng độ K+ tăng từ 3mEq/ml tới 10mEq/ml. Nếu nồng độ K+ ngoài tế bào tiếp tục tăng thêm sẽ thấy hình ảnh “ức chế lan rộng” (spreading depression).


About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét