ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH Ở NGƯỜI LỚN CÓ DỄ DÀNG ?


Những con số
Theo thống kê trên thế giới hiện nay, có thể thấy số lượng người bị mắc bệnh động kinh đang không ngừng gia tăng. Đối tượng mắc bệnh tập trung ở cả trẻ em và người lớn. Tại Hoa Kỳ, Viện nghiên cứu Quốc gia về những rối loạn hệ thần kinh và đột quỵ đã có số liệu cụ thể với tỷ lệ 30% trên tổng số 4 triệu người Mỹ bị mắc bệnh động kinh có xu hướng tái phát bệnh dù được chữa trị bằng thuốc.
GS.TS Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Trong một nghiên cứu mới đây, tỷ lệ mắc động kinh ở Việt Nam tương đương tỷ lệ bệnh nhân mắc động kinh ở châu Âu, tức là có khoảng 4,9 hoặc 7,5/1.000 người (0,49 - 0,75%) bị động kinh, tùy từng vùng. Trong số đó, có khoảng 70% người bệnh khống chế được cơn động kinh do được chẩn đoán đúng và điều trị hợp lý, còn lại là những người bị động kinh kháng trị. Điều này khiến việc điều trị động kinh vẫn là một thách thức lớn đối với các bác sỹ".
Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin rằng động kinh chiếm 1% gánh nặng về kinh tế thế giới do các bệnh gây ra, tương tự như ung thư phổi ở đàn ông hay ung thư vú ở phụ nữ.

Bệnh động kinh ở người lớn
Nguyên nhân do đâu ?
Tại sao ư? Hãy quay trở về bài toán tìm nguyên nhân gây ra căn benh dong kinh. Xuất phát điểm căn bệnh này bắt nguồn khá giống với những nguyên nhân của bệnh thần kinh (tâm thần), chỉ có điểm khác đó là chúng ta phân biệt thông qua triệu chứng và chụp điện não đồ cụ thể. Với đối tượng người lớn, chủ yếu xuất phát do đặc thù công việc, do sinh hoạt, do tai nạn, do yếu tố tổn thương não bẩm sinh,… Còn với trẻ em thì do sự thiếu quan tâm, chăm sóc từ gia đình, từ bố mẹ dẫn đến con có dấu hiệu trầm cảm, tự kỷ, hoặc một số hành vi không kiểm soát được. Thông thường, mức độ tùy thuộc vào thời gian cũng như hành vi của người bệnh. Có những trường hợp xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác và mất ý thức tạm thời từ nhận thức đến hành vi vận động, có trường hợp nghiến răng đến không ngừng nổi, rồi sủi bọt mép liên tục. Ghi nhận thêm từ bệnh viện Tâm thần TW có rất nhiều ca bệnh mà có lẽ chúng ta không thể tưởng tượng được. Benh dong kinh o nguoi lon có lẽ phổ biến hơn ở trẻ em bởi những áp lực từ cuộc sống, từ công việc, từ nhiều vấn đề dẫn đến người bệnh thường hay lo nghĩ sâu xa hoặc suy nghĩ một cách tiêu cực. Cứ như vậy, những hậu quả từ căn bệnh động kinh ngày một tăng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nhiều gia đình. 

Vậy làm cách nào khắc phục?
Ngay lúc này, hơn ai hết chính bản thân người bệnh cần đặt ra cho mình một nhận thức rằng, căn bệnh này là căn bệnh không hề dễ chữa nhưng nếu chữa kịp thời sẽ giảm thiểu được tác hại cũng như mầm mống của bệnh sau này. Người bị bệnh cần bình tĩnh tìm hiểu nhiều thông tin liên quan đến bệnh, đồng thời thăm khám tại những cơ sở y tế hay phòng khám uy tín chất lượng để được điều trị đúng cách, đúng thời điểm. Không những vậy, những chế độ và thói quen không tốt cần phải thay đổi theo hướng tích cực, chủ động. Thực hiện được những điều trên, các bạn có được hiệu quả điều trị rõ rệt và ổn định.

Hoàng Linh

Đọc thêm:

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

1 nhận xét:

  1. Khánh Râu16.6.20

    Mình biết người bị bệnh động kinh này lên hạn chế điện thoại,máy tính nọ kia,mình thì ko chơi game, hay những trò gì, mình từ bé sở thích chỉ viết thơ,nhiều khi xong cviec,mình lên mạng tìm hiểu làm thơ, giao lưu cùng các anh chị trên thi đàn, nhiều khi muốn bỏ đt hay máy tính mà khó quá, tuy biết rằng rất độc hại,,,,!! Đúng là chỉ có nhiều hay ít ,khó mà cho đủ hi,,,đôi khi mình thiết nghĩ người ta xong cviec tìm quán bia nhậu tâm sự với bạn bè giải trí, còn mình hạn chế những thứ ấy, nhưng Dt cũng là!!!hi

    Trả lờiXóa