Một số cơn động kinh
lâm sàng không đi kèm biến đổi trên EEG. Ngược lại một số “cơn dưới lâm sàng”
(phóng điện kịch phát) nhưng không có cơn động kinh lâm sàng.
A. Các loại điện não đồ
bất thường trong cơn
Có 3 loại:
1. Phóng điện kịch phát
lan tỏa
Các phóng điện nhọn –
sóng hoặc đa nhọn – sóng lan tỏa, bao gồm:
Các phóng điện kịch
phát lan tỏa hai bên, đồng thời, đối xứng giống như trong vắng ý thức điển
hình.
Phóng điện lan tỏa hai
bên mất đồng thời, mất đối xứng như trong vắng ý thức không điển hình. Tần số của
hoạt động kịch phát <3Hz.
Phóng điện kịch phát
lan tỏa hai bên xảy ra sau các nhọn, nhọn – sóng hoặc đa nhọn – sóng ổ (phóng
điện toàn bộ hóa thứ phát từ một điểm khởi đầu của ổ, thường là ổ động kinh
thùy trán).
2. Các sóng chậm khu
trú ổ
Các sóng chậm (theta)
thành ổ, có nhịp, gặp trong một số cơn cục bộ thái dương.
3. Hoạt động điện có nhịp
hoặc nhiều nhọn chậm dần nhưng biên đọ lại tăng, các phóng điện này có thể là:
Lan tỏa: như cơn tăng
trương lực của hội chứng Lennox – Gastaut.
Khu trú: ở một hoặc hai
bene, đồng thời hoặc không như trong động kinh cục bộ.
B. Điện não đồ của động
kinh toàn bộ
1. Đặc điểm chung là:
Xuất hiện những loạt kịch
phát nhọn hoặc nhọn – sóng chậm biên độ lớn.
Biểu hiện ở tất cả các
vùng của hai bán cầu.
Đồng pha.
2. Động kinh toàn bộ
hóa thứ phát
EEG có thể là hiện những
biến đổi ở một vùng não đó (ổ thương tổn) những biến đổi điện não rõ hơn, nhất
là ghi ở trong cơn.
C. Điện não đồ của động
kinh cục bộ
Đặc điểm là biến đổi điện
não khu trú do các neuron ở xung quanh ổ thương tổn phóng điện. Khu trú và hình
thái của các cơn kịch phát phụ thuộc vào vị trí của phóng điện động kinh.
Biểu hiện trong cơn hay
gặp nhất là các hoạt động điện não cơ bản biến mất, thay thế bởi một phóng điện
có biên độ tăng dần, các nhọn, nhọn – sóng và sóng chậm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét