CÁCH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH

1. Huấn luyện cho bệnh nhân
- Huấn luyện cho bệnh nhân có khả năng tự chăm sóc bản thân: ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa, mặc quần áo, giặt, vui chơi, an toàn trong nơi cư trú.
- Bệnh nhân động kinh có thể làm được những công việc thông thường như những công việc trong gia đình, công việc kiếm sống, học tập, lao động chuyên môn và tham gia mọi hoạt động xã hội.
- Những trường hợp động kinh kèm theo triệu chứng thương tổn não (liệt, mất ngôn ngữ…) cần được tiến hành phục hồi chức năng theo hướng thích hợp.

Cần có những khóa tập huấn và hướng dẫn cụ thể
từ các thầy thuốc cho người bệnh động kinh
2. Tạo điều kiện cho bệnh nhân hòa nhập xã hội
- Bệnh nhân động kinh là một thành viên của xã hội và có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
- Đối với những người lớn, cần sắp xếp cho họ có được công ăn việc làm thích hợp, giúp đỡ cho họ có thể tự chăm lo cho bản thân, giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho gia đình, không nên làm đảo lộn sinh hoạt bình thường của bệnh nhân động kinh (không làm việc theo ca kíp, không làm việc ban đêm).
- Trẻ em động kinh có thể học tại trường, vui chơi cùng các bạn.
- Cần làm cho mọi người hiểu biết động kinh nhiều hơn để có thể giúp đỡ cho bệnh nhân hòa nhập vào xã hội một cách tự tin và chủ động.
- Cần làm cho bệnh nhân động kinh hiểu rằng động kinh cũng như mọi bệnh khác có thể điều trị được và điều trị hiệu quả bằng đông y.

3. Tạo điều kiện để trẻ em động kinh đi học
- Đa số trẻ em động kinh vẫn có thể tới trường học.
- Chỉ số trí tuệ của bệnh nhân động kinh bị giảm tới 30% bệnh nhân có chỉ số IQ < 80. Do đó vẫn cần phải có sự phối hợpchặt chẽ của thầy thuốc điều trị, thầy thuốc học đường, thầy cô giáo, bạn bè và gia đình tạo nên “môi trường học đường bảo trợ” quản lý không để cho trẻ chơi đùa gần nước (ao, hồ) hay gần lửa, trên cao,… có sự bảo trợ ngay lập tức nếu có cơn động kinh.
- Nếu khả năng trí tuệ yếu kém thì sắp xếp các cháu vào các lớp chuyên biệt có thầy giáo, cô giáo có kiến thức cần thiết về giáo dục đào tạo cho các trẻ em bị động kinh.

4. Định hướng nghề nghiệp
- Cần tạo cho bệnh nhân có cơ hội chọn được một nghề nghiệp thích hợp (khâu cuối cùng của phục hồi chức năng).
- Bố trí công việc tĩnh tại: làm ruộng, làm vườn, hành chính, thợ máy, chụp ảnh,…
- Tránh mọi việc nặng, dưới trời sáng, nhất là nơi thiếu oxy: núi cao, hầm lò, đốt lò,…
- Tránh những việc phải suy nghĩ quá nhiều.
- Tránh những nghề có nguy hiểm cho xã hội: lái xe máy, ô tô, xe tăng, xe hỏa, máy bay, phẫu thuật viên, cảnh sát, thợ đốt lò, làm việc trên cao,…
- Không làm việc ban đêm.

Tham khảo thêm các bài viết khác:
Cách điều trị bệnh động kinh hiệu quả nhất ?

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét