CẦN PHÁT HIỆN SỚM DẤU HIỆU SUY NHƯỢC THẦN KINH


Suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần phổ biến nhất với biểu hiện: đau đầu, hồi hộp, buồn phiền, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi... Bệnh thường xảy ra ở những người người từ 18 – 45 tuổi, nếu không được can thiệp sớm dễ gây hậu quả tâm lý nặng nề và là nguy cơ cao mắc bệnh động kinh.

Những dấu hiệu thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh trong đó có căn nguyên tâm lý (chấn thương tâm thần, stress) rất đa dạng, là những căng thẳng tâm lý cấp tính hay mạn tính kéo dài như những tổn thất về người và của đột ngột, những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình và trong công tác hay lao động trí óc căng thẳng kéo dài... khiến người ta suy nghĩ, lo lắng nhiều và sau đó rơi vào trạng thái stress...

Mệt mỏi, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Nếu mệt mỏi bình thường (do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi) thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Còn nếu mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí người bệnh cảm thấy cơ thể suy yếu. Bên cạnh biểu hiện mệt mỏi người bệnh luôn bực bội khó chịu, không yên, khó đi vào giấc ngủ. Ở một số trường hợp suy nhược cơ thể nặng, người bệnh thường nghi ngờ mắc bệnh gì đó, vì các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều.
Đau đầu và mệt mỏi là một trong những
triệu chứng của suy nhược thần kinh
Nhiều bệnh nhân suy nhược cơ thể mất ngủ kéo dài, cũng có một số người ngủ ít nhưng biểu hiện do suy nhược thần kinh thì ban ngày bệnh nhân thường mệt mỏi và ngủ gật. Ngồi muốn ngủ, nhưng nằm xuống lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không cải thiện đáng kể.

Những hệ lụy

Người bị suy nhược thần kinh thường không được can thiệp sớm dễ gây hậu quả tâm lý nặng nề và gây tốn kém cho người bệnh. Ngoài ra, suy nhược thần kinh nếu điều trị không đúng hoặc không được điều trị bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm dẫn đến trầm cảm lo âu. Các triệu chứng sẽ nặng thêm dễ dẫn đến tự tử, các rối loạn ám ảnh khác dễ dẫn đến nghiện rượu ở nam giới và nghiện các thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.

Cần làm gì khi bị suy nhược thần kinh?

Khi nghi ngờ có hiểu hiện của suy nhược thần kinh, bệnh nhân cần đến khám bệnh ở các bệnh viện tâm thần, khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể, không điều trị theo mách bảo.

Đối với bệnh nhân đã có tiền sử mắc, trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác. Vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc.

Để phòng ngừa suy nhược thần kinh cần có lối sống lành mạnh như: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích... Đối với người bệnh suy nhược thần kinh, chế độ ăn cần đảm bảo đủ năng lượng với chế độ ăn thích hợp, tốt nhất là chia nhỏ bữa, ngoài bữa chính thêm 2-3 bữa phụ. Cần ăn đủ nhưng không quá no và không ăn những thức ăn khó tiêu. Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam... Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.

Đối với người lao động quá sức ăn uống cần đủ chất đạm, lipid ( thịt, cá, trứng...) và cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Tránh những stress, tập thư giãn, tập thở là một trong những phương cách tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Hải Bích

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét