Con tằm vôi còn có tên bạch
cương tằm. Vị thuốc là cả con tằm bị nhiễm loại khuẩn gây bệnh “vôi cứng” mà chết
rồi phơi khô.
Theo Đông y, tằm vôi vị mặn cay,
tính bình; vào kinh tâm, can, phế và tỳ. Có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh co
giật do phong nhiệt; ngoài ra, còn trị nhức váng đầu do phong nhiệt, giải độc
tán kết. Chữa đàm nhiệt kinh phong, động kinh co giật, trúng phong liệt mặt,
đau đầu mắt đỏ, cổ họng sưng đau, đau răng (phong trùng nha thống), lao hạch
lâm ba (đàm hạch loa lịch), đinh nhọt đơn độc. Tằm vôi vừa trừ được nội phong,
vừa tán được ngoại phong, hóa đàm tán kết nên dùng cho chứng phong đàm. Liều
dùng: 4 - 12g, thuốc bột dùng 1 - 1,5g/lần.
Tằm vôi được dùng làm thuốc trị
các chứng sau:
Bài 1: Chè
thuốc dâu cúc gia vị: tằm vôi 6g, lá dâu 12g, cúc hoa 12g, câu đằng 12g, hoàng
cầm 12g. Sắc lấy nước, uống cùng chu sa 1 - 1,5g. Trị cơn kinh giật do phong
nhiệt.
Con tằm vôi |
Bài 2: Thuốc
bột bạch cương tằm: tằm vôi 6g, mộc tặc 6g, lá dâu 12g, kinh giới 12g, toàn
phúc hoa 8g, cam thảo 4g, tế tân 3g. Nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 8
- 12g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước đun sôi hoặc sắc uống. Trị nhức đầu do
phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt.
Thanh hầu
khai âm (mát họng, khai giọng):
Bài 1: tằm
vôi 8g, diêm tiêu 12g, băng phiến 4g, bằng sa 8g. Nghiền thành bột mịn, thổi
vào họng. Mỗi lần 0,4 - 0,8g, ngày 3 lần. Trị họng sưng đau.
Bài 2: tằm
vôi 8g, khương hoạt 12g, xạ hương 0,2 - 0,4g. Nghiền thành bột. Trộn đều với nước
ép củ gừng. Uống với nước đun sôi. Trị trúng phong, mất giọng, không nói ra tiếng
được.
Bài 3: Khai quan tán: tằm vôi 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g. Trộn đều, tán mịn. Dùng 5g bột hòa trong nước sắc của 5g bạc hà và 5g sinh khương. Lấy tăm bông thấm nước thuốc chấm thật nhiều vào họng cho nôn ra nhiều đờm. Chữa viêm amidan cấp tính.
Chữa mặt đen sạm: tằm vôi tán bột mịn, hòa với ít nước, bôi lên vết sạm.
Ngoài ra, tằm vôi còn được dùng để chữa tràng nhạc, mụn lở (phong sang) và mẩn ngứa.
Kiêng kỵ: Người huyết hư cấm uống.
TS. Nguyễn Đức Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét