CƠN ĐỘNG KINH LÀNH TÍNH Ở TRẺ EM CÓ NHỌN TRUNG TÂM - THÁI DƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?

Còn được gọi là cơn động kinh lành tính vùng Rolando, loại phổ biến nhất trong các hội chứng động kinh cục bộ không rõ nguyên nhân.

- Liên quan đến các đột biến của NST 15.

- Xảy ra trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi.

- Xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ.

- Tiên lượng tốt. Đến tuổi thanh niên cơn thường biến mất (16 tuổi), thần kinh phát triển bình thường.


Những trường hợp không tốt bằng là bệnh nhân có tổn thường khu trú ở vùng Rolando, hoặc các vùng lân cận.

- Đặc điểm cơn: Do tác động lên vùng vỏ não vận động cảm giác của miệng, cơn bắt đầu bằng triệu chứng cảm giác, tê, dị cảm trong miệng, tăng tiết nước bọt, dị cảm nửa mặt, tay, sau đó giật nửa mặt, giật thanh quản khiến bệnh nhân không nói được nhưng ý thức hoàn toàn tỉnh táo.
Cơn xảy ra chủ yếu vào lúc ngủ.
Điện não đồ ngoài cơn cho thấy những nhọn chậm hai pha vùng thái dương trung tâm trên cả hai bán cầu.
Tần số tăng khi đi vào giấc ngủ, tồn tại trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ. Do đó cần chỉ định ghi điện não vào giấc ngủ trưa vì lúc tỉnh điện não không phát hiện được bất thường.

Cách điều trị: Carbamazapine hay bất cứ thuốc kháng động kinh nào cũng có tác dụng. Sau 1-2 năm, điều trị có thể ngừng lại ngay cả khi vẫn còn bất thường của điện não đồ.

Lưu ý: Khi dung các loại thuốc chống động kinh bằng tây y có nhiều tác dụng phụ và hại đến cơ thể sau này, do vậy cần tìm hiểu kỹ càng để không gặp rủi ro về sau.


                                                                                                               Khương Nguyễn
   
Đọc thêm: 

About Tuấn Anh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét